Phượng Hoàng đẹp, mà không phải là đẹp mà hơn thế. Nó từa tựa như Hội An nhưng đẹp hơn, rộng hơn, đa tầng văn hóa hơn. Đất nước 1,7 tỷ dân mang trong mình biết bao tai tiếng về sự ồn ào, nhưng khi tới Phượng Hoàng, tôi không thấy một mẩu thuốc nào dưới chân, cũng không thấy một chiếc túi nilon nào trên mặt sông hiền hòa, mát lạnh.
Kim Chi là phóng viên của báo Ngoisao.net. Đây là chuyến đi thứ hai vào Đại lục Trung Quốc của Chi.
Phượng Hoàng cổ thành nằm ở huyện Phượng Hoàng, thuộc khu tự trị Tương Tây của người Miêu và Thổ Gia, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là một khu thành được xây dựng từ thời nhà Minh – Thanh, bên dòng sông Đà, nằm tại Phượng Hoàng – thị trấn có tuổi đời hơn một thiên niên kỷ.
Kim Chi chia sẻ: “Phượng Hoàng đẹp, mà không phải là đẹp, là hơn cả đẹp, đẹp viên mãn. Nó từa tựa như Hội An nhưng đẹp hơn, rộng hơn, đa tầng văn hóa hơn”.
Dù lúc nào cũng đông đúc tới khuya nhưng dường như ai tới đây cũng không nỡ làm không khí cổ kính bị xước xát.
Không một mẩu thuốc nào dưới chân, cũng không thấy một chiếc túi nilon nào trên mặt sông hiền hòa, mát lạnh ở Phượng Hoàng cổ thành.
Mọi thứ vẫn y nguyên. Từ nếp sống lặng lẽ của những người dân đồng bào dân tộc, đội chiếc nón rộng bẹt tựa như thích khách trong truyện chưởng. Hay tiếng các bà, các chị giặt quần áo bên bờ sông, bằng phương pháp thô sơ nhất là dùng chày đập chứ chẳng buồn xài tới bột giặt. Là cô gái bán tranh trong thành, mặc chiếc áo tiên nữ xanh hòa bình, tóc buộc thấp, gương mặt kiêu sa, thoát tục, cứ như xuyên không từ thời Bộ bộ kim tâm về vậy.
Ở Phượng Hoàng, nhu cầu nào của bạn cũng được đáp ứng. Muốn cổ thật cổ thì đi vào bên trong thành. Ở đây, đến con mèo béo còn không buồn há miệng đòi ăn, nó còn mải ngủ và có khi là đang xuyên không.
Còn muốn hiện đại, hãy vượt sông qua cây cầu đá để đến với cuộc sống nhộn nhịp bên ngoài thành.
Những con dốc nhỏ, đầy ắp hàng quán bé xinh, thiết kế hiện đại nhưng nghệ thuật, các quán bar chơi nhạc tình tứ, đến đêm thì xập xình như một sàn nhảy khổng lồ.
Phượng Hoàng cổ thành về đêm.
Chi dành phần lớn thời gian ở Phượng Hoàng. Cô cũng chẳng làm gì nhiều, chỉ lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, ăn thử quà vặt, chụp ảnh sái cả cổ tay.
Trong chuyến đi này, khi mưa Chi trú dưới tán cây ngô đồng cổ thụ, nắng thì men theo bóng tường thành cổ kính, trốn vào con hẻm dốc chật hẹp nào đó. Đêm đêm nằm ở căn phòng áp mái, ngắm trăng, hóng gió từ dòng sông Đà thổi vào.
Kim Chi bên dòng Đà Giang.
Đến nơi đây, bạn có cảm giác đang được xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc ngày xưa – nơi có những con sông dài, những ngôi nhà cổ hai bên, rồi một ai đó chèo thuyền giữa dòng trong làn sương mờ ảo.
Trong chuyến đi, Chi đã gặp được cô bạn người Hoa tên là Vũ Phi. Đôi bạn đã có những trải nghiệm thú vị tại đây.
Một góc quán nhỏ tại Phượng Hoàng cổ thành.
Dòng Đà Giang hiền hòa chảy bên trấn cổ nghìn năm.
Từ góc này Kim Chi có thể quan sát toàn cảnh của cổ thành Phượng Hoàng.
Cô phóng viên nhỏ thích thú trước cảnh sắc của cổ thành 1.300 tuổi.
Tiểu Chi – Tiểu My